Saturday, July 16, 2016

Ghi chép hiệu quả

Ghi chep hieu qua
Người Nhật có một thói quen được dạy từ nhỏ và đến khi trưởng thành nó trở thành một kỹ năng mềm không thể thiếu đó là kỹ năng ghi chép. Đây là một kỹ năng không thể thiếu cho tất cả mọi người khi muốn nâng cao năng suất làm việc.

Học sinh-sinh viên ghi chép bài học trên lớp.
Nhân viên ghi chép trong các buổi họp.
Người học luyện IELTS, TOEFL ghi chép cho phần thi nghe.
Người tự học, đọc sách, học online take-note để ghi nhớ cái mình đã học.
Dù internet, công nghệ có phát triển kinh khủng như ngày nay nhưng mình vẫn khá thích các phương pháp ghi chép...cổ hủ bằng giấy và bút. Mình tự thấy khi đặt bút xuống viết thì mình mới có thể nhớ lâu, giải phóng bộ nhớ và sáng tạo được.
Mình sử dụng kỹ năng ghi chép, take-note bằng giấy bút, bằng note trên laptop,...hàng ngày. Từ việc lên to-do-list cho công việc tuần này, ngày này hay take note từ mới tiếng Anh, từ mới chuyên ngành.
Tìm hiểu rất nhiều phương pháp và kết hợp áp dụng một thời gian thấy khá hiệu quả nên mình sẽ giới thiệu lại cho những ai muốn nâng cao kỹ năng take-note và tăng năng suất làm việc.

Bước 1: Chuẩn bị

Hiển nhiên, làm gì cũng phải có bước chuẩn bị, nhiều việc (thuyết trình, phỏng vấn, thi cử...) bước chuẩn bị chiếm 80% thành công, còn lại phụ thuộc vào độ...may mắn.

Một số vật dụng cần thiết khi take-note:

- Sổ ghi chép: nên chọn sổ gọn nhẹ nếu bạn phải mang theo thường xuyên, sổ to khi đó là sổ để học bài và thường để ở nhà. Nên chọn sổ giấy chất lượng tốt, đẹp (để nhìn vào có hứng thú) nên là sổ gáy lò xo.
- Bút: Bút viết (nên có khoảng 3 cái: màu đen, xanh, đỏ), bút highlight (nên có khoảng 2-3 cái: da cam, xanh, vàng), bút chì, bút xóa.
- Giấy note: hay còn gọi là giấy nhớ. Có một chuyện buồn cười là hồi mình còn là sinh viên, mình thường ra sau trường mua đồ dùng học tập, khi mình bảo bị bán hàng "bán cho em giấy note" thì chị bán hàng cứ ngẩn ra, chị hỏi lại "giấy note là cái gì?" mình cũng ngẩn ra không biết giấy đấy gọi là gì nữa, loai hoay một lúc sau khi chị bán hàng đưa ra các loại giấy chị ấy bán mình mới bẽn lẽn nhặt một tập giấy note nho nhỏ, chị bán hàng sối sả "đây là giấy nhớ, nhớ nhé, giấy nhớ thì nói là giấy nhớ, nói giấy note ai hiểu được, nhớ chưa?". Cái này thì tùy tâm, tùy túi tiền của bạn, mình có một tập giấy note vuông màu vàng và 4 miếng giấy note dài dài nhỏ nhỏ.
- Tẩy, xóa: vì mình hay viết sai nên phải dùng tẩy xóa nhiều.
- Dập ghim, kẹp giấy,...
Bạn nào cầu kỳ và có điền kiện thì có thể dùng nhiều hơn, với mình thế là đủ. Ít mới tự do.

Bước 2. Thực hiện

Chuẩn bị xong xuôi, giờ thì chiến thôi. Tùy vào mục đích take-note là gì thì bạn lựa chọn cách take note tương ứng hoặc tự sáng tạo ra. Thường thì có các bước cơ bản như sau.
Chọn nguồn chép: có thể là một bài giảng, một đoạn audio, một bài phát biểu của ai đó,...
Cách trình bày sổ: Mình dùng phương pháp ghi chép Cornell. Phương pháp dạy được sáng tạo bởi một giáo sư trường đại học Cornell (một trong 8 trường đại học hàng đầu của Mỹ - nhóm trường Ivy)



Một trang giấy bạn chia là 4 phần:
- Phần trên cùng: ghi tên bài học, nội dung cuộc họp,...nên viết to, đậm. Có thể viết thêm ngày tháng, tình hình thời tiết vào một góc nhỏ.
- Phần bên trái-giữa: ghi các ý chính, keyword, câu hỏi,...cái này để khi mình ôn bài, tìm lại dữ liệu thì mình sẽ tìm ở đây. Nên viết ngắn gọn, xúc tích chỉ mang tính gợi nhớ.
- Phần phải-giữa: nội dung chính. Đây là phần quan trọng nhất bao gồm nội dung, số liệu, giải thích của bài học, cuộc họp,...Nên biết tắt được thì càng tốt, nên viết theo dạng mind-map, sơ đồ. Nếu thiếu diện tích thì dùng giấy note để dán đè lên là mở rộng nội dung.
- Phần dưới cùng: ghi lại những điểm đáng chú ý nhất, cũng có thể là bài tập về nhà, công việc cần làm sắp tới.
Cái này tùy thuộc vào mức độ sáng tạo của bạn nếu bạn khéo tay, khiếu thẩm mỹ thì ghi chép của bạn sẽ rất đẹp còn không thì như...mèo mửa - giống mình hồi đầu mới tập take-note.
"Practice make the master" -  chăm hay không bằng tay quen. Dù lúc cảm thấy phần ghi chép của mình khó khăn, xấu xí, chậm chạp thế nào cũng đừng bỏ cuộc, sau này sẽ khắc đẹp lên, hoặc đỡ xấu đi.

Bước 3. Ôn tập và chia sẻ

Nếu bạn hoàn thiện được một bản ghi chép thì sau đấy việc ôn tập lại sẽ rất dễ dàng, lâu lâu bỏ ra xem lại vừa ôn lại kiến thức vừa thấy mức độ tiến bộ của mình đến đâu.
Nếu thấy hiệu quả hoặc có tips gì hay ho hơn thì chia sẻ cho bạn bè, đông nghiệp của mình cùng biết.




No comments: