Bức ảnh của một nhếp ảnh gia người Trung Quốc
Bên trái: trẻ TQ đang mải mê với các thương hiệu nổi tiếng
Bên phải: trẻ em phương tây đang chăm chú học và đọc.
(click vào ảnh để phóng to) |
A book nerd? a book geek?
Nếu bạn thường xuyên đọc báo, theo dõi các kênh truyền thông đại chúng thì hẳn bạn biết chuyện người Việt mỗi năm trung bình đọc không đến một quyển sách khoảng 0.8 quyển/năm số liệu năm 2013 khoảng 4 quyển/năm số liệu năm 2015 nhưng chủ yếu trong số đó là sách giáo khoa. So sánh số liệu của 2 năm thì có thể thấy người Việt đã đọc nhiều sách hơn nhưng so với các nước khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Israel,...thì vẫn là con số quá nhỏ nhoi.
Khi nói đến mọt sách trong suy nghĩ của rất nhiều người sẽ vẽ ra hình ảnh của một kẻ: đeo kính cận dày cộp, mặc quần áo không thời trang (sơ mi cài đến cả cúc trên cùng), tính cách rất nhàm chán, hơi ngớ ngẩn, không nắm bắt được xu thế, không hòa đồng,...tóm lại là một kẻ lập dị, không thú vị và không ai muốn trở thành kẻ như thế.
Nếu bạn chỉ cắm đầu đọc các quyển sách như Doraemon, Conan hay ngôn tình thì điều này có thể đúng nhưng nếu bạn đọc sách của các chuyên gia hàng đầu Thế Giới, các quyển sách văn học đích thực thì chúng không biến bạn thành mọt sách nhàm chán mà chúng biến bạn trở thành người không mọt sách. Tại sao? Tại vì chúng sẽ mở mang đầu óc của bạn ra rất là nhiều.
Mình đã từng tiếp xúc với nhiều người thậm chí trong số bạn bè và gia đình mình có những người cả năm không đọc đến một cuốn sách (không kể sách giáo khoa). Bạn biết không khi tiếp xúc với những người như thế mình cảm thấy họ - những người ít đọc sách - thực sự rất nhàm chán. Họ nói toàn những kiến thức rất cũ kỹ, đôi khi câu cú của họ cực lủng củng và nhiều khi chả hiểu họ muốn nói gì. Khi lướt Facebook, nhận được inbox hay nhận mail của những người này mình cực khổ sở để đoán và hiều được ý của họ muốn nói, một câu không đầu không cuối, không chủ không vị, không có ý nghĩa hay truyền đạt được ý của họ, thậm chí không chấm không phẩy dễ làm người đọc hiểu sai đi điều họ muốn nói. Còn những người đọc nhiều mà mình được tiếp xúc thì mình thấy họ thú vị vô cùng, câu nói/viết của họ tối thiểu là đầy đủ chủ vị, không lỗi chính tả cơ bản, đọc thấy dễ hiểu và ý tứ thâm sâu. Ngồi nghe cả ngày không thấy chán.
Đấy là với những người ít đọc, còn có những người đọc rất nhiều, nhà có cả tủ sách nhưng nói chuyện với họ vẫn thấy họ thật nhàm chán và là mọt sách đích thực. Đó là do họ quá tôn sùng sách, tôn sùng một thể loại hoặc một tác giả. Mình có anh bạn, đọc toàn sách self-hellp và dạy làm giàu, câu nào anh nói hay lấy dẫn chứng đều trong sách đó ra, anh tôn sùng những quyển sách này đến mức...kỳ cục. Và anh thực sự sống như người trên mây mà không biết có nhiều tác giả viết thể loại sách đó trở lên giàu có sau khi xuất bản, chứ không phải trước đó. Sách dạy làm giàu được viết bởi những người chưa giàu được mua bởi những người lười biếng và muốn giàu nhanh. Kết quả là người viết sách sau khi bán thì trở lên giàu có thật, người đọc thì vẫn nghèo và lại đâm đầu mua các quyển tương tự thế. "Theo Salerno, tác giả cuốn "Phong trào tự lực đã làm nước Mỹ trở lên bất lực như thế nào", cứ chừng 18 tháng người đọc self-help lại mua một cuốn sách mới"
Thứ hai do tác động của khoa học công nghệ, mạng xã hội.
Trước đây khi công nghệ chưa phát triển con người phần lớn là gì cũng mất nhiều thời gian hơn và nó kiến con người sống chậm và kiên nhẫn hơn. Nhưng giờ với giúp đỡ của công nghệ khiên con người có thể sống nhanh hơn và mất dần sự kiên nhẫn.
"Thời gian đâu ra để đọc một cuốn sách dày cộp thế kia? Đọc báo, tin tức cũng được rồi!" Đó là câu mình được nghe rất nhiều, không có thời gian đọc sách nhưng thời gian đọc tin tức, tin nhảm trên internet lại rất nhiều. Đọc sách là lấy kiến thức còn đọc báo để lấy thông tin. Thông tin có thể lỗi thời rất nhanh nhưng kiến thức thì rất lâu mới trở nên lỗi thời. Đọc báo chưa chắc làm cho bạn viết được một bài báo nhưng đọc sách thì có thể.
Mạng xã hội phát triển cũng kiến con người ngại đọc sách hơn.
"Sách nhiều chữ quá, thích đọc cái gì ngăn ngắn thôi" cái gì "ngắn ngắn" ở đây là những dòng tweet trên Twitter, dòng status trên Facebook. Theo quan sát chủ quan của mình trên facebook thì những post ngắn gọn kèm hình ảnh selfie và caption không liên quan được người ta yêu thích hơn nhiều một cái note dài ngoằng.
"Sách nhiều chữ quá, thích đọc cái gì ngăn ngắn thôi" cái gì "ngắn ngắn" ở đây là những dòng tweet trên Twitter, dòng status trên Facebook. Theo quan sát chủ quan của mình trên facebook thì những post ngắn gọn kèm hình ảnh selfie và caption không liên quan được người ta yêu thích hơn nhiều một cái note dài ngoằng.
Một chị hàng xóm của mình sau khi sang nhà mình trả sách có nói với mình "Chị trả em, đọc mãi không hết được quyển này. Ngày xưa thích đọc sách lắm, coi như báu vật đọc từ đầu đến cuối không sót chữ nào, rảnh còn lôi ra đọc lại, giờ chắc già rồi" *cười*. 30' sau thấy chị post ảnh buồn buồn ngày cuối tuần không ai rủ đi chơi kèm selfie 360.
Thứ ba, do suy nghĩ thâm căn cố đế là đọc sách sẽ trở thành người lý thuyết suông, không thực tế.
Thế bạn có biết để viết được một quyển sách cung cấp kiến thức thưc sự tác giả đã phải nghiên cứu, tự trải nghiệm hoặc ghi chép lại các trải nghiệm, vấp ngã,...của người khác không? Đọc những sách này kiến bạn có thể học được bài học từ thất bại của người khác. Hay còn gọi là đứng trên vai những kẻ khổng lổ.
Các lý thuyết được đúc rút từ thực tế mà ra.
Tóm lại:
1. Đọc sách kiến bạn trở nên thú vị hơn chứ không phải nhàm chán hơn
2. Đọc sách là cách rẻ tiền nhất để bạn giao tiếp với những bộ não vĩ đại mà có khi cả đời bạn chằng bao giờ được gặp ngoài đời.
3. Đa dạng hóa thể loại sách nếu không muốn trở thành mọt sách nhàm chán.
4. Không coi mọi điều viết trong sách đêu đúng.Xin trích dẫn câu nói của Mạnh Tử "đọc sách mà tin hết vào sách thì thà không đọc còn hơn"
No comments:
Post a Comment