Monday, July 25, 2016

33 cách để nói tiếng Anh tốt hơn

noi tieng Anh
Nếu bạn đọc bài viết này của mình, mình tin rằng bạn là người đang muốn giao tiếp tiếng Anh tự tin và trôi chảy hơn.
Khi chúng ta giao tiếp hiệu quả chúng ta có thể thể hiện được những ý tưởng và quan điểm của mình, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ với người khác.
Khi chúng ta rất nỗ lực để bài tỏ quan điểm của mình, chúng ta thường cảm thấy diễn đạt của mình thật kém giá trị và cảm thấy bất an. Là con người, chúng ta muốn tham gia thảo luận cùng nhóm người và gây tác động đến những người xung quanh ta.
Trong xã hội hiện đại, chúng ta giao tiếp không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình. Tiếng Anh là ngôn ngữ tốt nhất để chúng ta tiếp cận với Thế Giới ngoài kia.
Bằng cách nói tiếng Anh tốt hơn, con người trên khắp Thế Giới có thể nghe và hiểu lẫn nhau. Nhưng, để nói tiếng Anh tốt hơn thì cần một giáo viên tốt, phải không nào? Bạn cần theo học một lớp tiếng Anh, phải không?
Phải rồi, những giáo viên và lớp học tiếng Anh chắc chắn giúp bạn điều đó. Nhưng, nếu chỉ học khoảng vài ba tiếng mỗi tuần không thể cải thiện khả năng nói tiếng Anh của bạn đáng kể.
Cái bạn cần là trở thành một người tự học tiếng Anh chủ động, tự chịu trách nhiệm cho việc học của mình và tự xây dựng được thói quen, lộ trình học để cải thiện khả năng tiếng Anh.
Bây giờ, rất đúng khi nói một hoạt động xã hội thì cần tới một người khác nữa, bạn cũng có thể nói điều đó với rất nhiều hoạt động nữa. Tuy nhiên, bạn có biết Leo Messi trở thành cầu thủ bóng đá tuyệt vời bởi vì anh ấy đã luyện tập rất nhiều giờ trong ngày chỉ một mình.

Bạn có thể là điều tương tự với tiếng Anh. Đây là 33 cách để nói tiếng Anh tốt hơn mà không cần đến lớp học tiếng Anh.


1. Tự ghi âm giọng nói của mình: Lắng nghe giọng nói của bạn trong những lần đầu có thể rất lạ lẫm nhưng bạn nên quen với điều đó đi. Nghe bài nói của một người nói tiếng Anh lưu loát (một đoạn ngắn) sau đó ghi âm lại giọng nói của bạn lặp lại những điều họ đã nói. So sánh và thử lại. Con người có bản năng bắt chước tự nhiên, do đó bạn sẽ thấy mình nói ngày càng tốt hơn. Soundcloud là một công cụ tuyệt vời để ghi âm giọng nói của bạn.

2. Đọc thật to, nhất là các đoạn hội thoại: Đọc to không giống như nói tự nhiên. Tuy nhiên, nó rất tốt để luyện tập cho dây thanh quản. Luyện tập từ 5-10 phút mỗi ngày. Tìm các đoạn hội thoại thông dụng và tập với bạn bè, bạn cũng có thể kết hợp học luôn những cụm từ thông dụng hàng ngày.

3. Hát theo các bài hát tiếng Anh trong khi lái xe hoặc tắm: Lời của những bài hát tiếng Anh đôi khi là những cụm từ trong thông dụng và bạn cũng có thể học được thêm các thành những thông dụng. Con người có thể nhớ ngôn ngữ tốt hơn khi nó đi kèm âm nhạc đó là lý do tại sao chúng ta khó thuộc một bài thơ hơn một bài hát. Đây là một số bài hát bạn có thể thử.

4. Xem những clip ngắn, dừng lại và nhái theo: Youtube là tài nguyên tuyệt vời cho người học tiếng Anh, bạn chắc có rất nhiều clip yêu thích trên đó. Lời khuyên của tôi là hãy xem các clip ngắn rồi thức sự chú tâm và học nói theo nó. Với những clip dài, bạn khó có thể tập trung vào toàn bộ clip. Điểm mấu chốt của việc xem clip là lắng nghe một cách cẩn thận và sử dụng nút dừng lại để tập trung vào âm thanh hoặc từ cần nghe. Rất nhiều clip trên Youtube hiện nay có thêm phụ đề.

5. Học phát âm: Bảng ký hiệu âm thanh quốc tế IPA là danh sách những nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh. Học để phát âm những âm này và sử dụng để phát âm đúng các từ sẽ khiến bạn nói chuẩn và rõ ràng hơn. Đây là nguồn từ British Council đáng tin cậy bạn có thể tham khảo.

6. Học các âm schwa: Schwa là cái gì? À, đấy là âm phổ biến nhất trong tiếng Anh. Âm đó xuất hiện trong những từ như "teacher" và "around". Tham khảo thêm tại đây.

7. Học từ nào được lướt qua khi nói: Khi bạn đã biết về âm schwa rồi bạn sẽ nghe người bản xứ nói tiếng Anh theo một cách khác. Tiếng Anh là ngôn ngữ có trọng âm có nghĩa là trong một từ có thể có những âm phát âm mạnh và âm phát âm yếu. Cho ví dụ, từ nào trong đây là trọng âm trong câu sau?
I want to go for a drink tonight.
Người bản xứ sẽ phát âm từ "for" như thế nào? Họ dùng âm schwa như thế này này:
I want to go ferra drink tonight.
Học trọng âm sẽ cải thiện khả năng nói tiếng anh của bạn một cách nhanh chóng. Bạn sẽ biết cách tập trung nghe vào các từ được nhấn mạnh khi người bản xứ nói nhanh. Cuối cùng, bạn sẽ hiểu hết những gì họ nói.

8. Học trọng âm trong từ: Khi một từ có nhiều hơn một âm, sẽ có một âm được nhấn mạnh nhất. Ví dụ, từ "intelligent" có 4 âm nhưng chỉ có một âm được nhấn mạnh. Nhớ rằng, trên phần phiên âm, dấu nhỏ nhỏ ở đâu thì âm đó được nhấn mạnh.

9. Trọng âm trong câu: Có thể là từ hoặc cụm từ. Khi nhấn trọng âm vào một từ ta giúp người nghe hiểu là từ đấy quan trọng. Nếu nhấn trọng âm sai hoặc không nhấn trọng âm sẽ khiến người nghe bối rối và không hiểu được quan điểm của mình. Bạn xem thêm ở đây.


10. Cụm từ cố định: Thường chứa từ 3-7 từ như: "to be honest", "in a moment", "on the other hand"

Một đoạn hội thoại được cấu thành từ những cấu trúc ngữ pháp, từ vựng và cụm từ. "In fact", "tell the truth", "on the whole", "most of the time", "my friend and I"

11. Collocations: Một từ thường không đi độc lập. Giống như con người, chúng cũng thích có bạn bè.
Yellow doesn't get on well with hair. Maybe yellow is jealous of blond because blond and hair are frequently seen out together having a great time. Yellow doesn't understand why hair prefers blond because yellow and blond are so similar.
Hãy chú ý đến sự kết hợp giữa các từ. "Short" và "small" có nghĩa tương đương nhưng người ta nói "short hair" chứ không nói "small hair"

12: Regular verbs và phrasal verbs: Rất nhiều người học tiếng Anh không hiểu được tại sao người bản ngữ rất hay sử dụng phrasal verbs thay cho những động từ bình thường. Tiếng anh bắt nguồn từ tiếng Đức (?) và có sử dụng rất nhiều từ Latin. Nếu bạn muốn hiểu người bản xứ, hãy học phrasal verbs. Nếu nói sai, rất có thể người bản xứ sẽ buồn cười bạn nhưng an tâm họ sẽ hiểu bạn nói gì dựa vào ngữ cảnh.

13. Học những câu trả lời ngắn: như là: right, OK, no problem, alright, fine thanks, just a minute, you're welcome, fine by me, let do it!, yup, no way!, you're joking, right?, Do I have to?...Sưu tầm thêm và thường xuyên thực hành đến mức có thể phản xạ nhanh.

14. Thực hành kể chuyện: Con người được "thiết kế" để kể chuyện và dùng thì quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành nhưng khi người nghe cảm thấy bị lôi cuốn họ sẽ cảm tưởng như mình tham gia và câu chuyện ngay lúc đó. Vì vậy, dùng thì hiện tại để kể câu chuyện sẽ gây ấn tượng hơn! 

15. Học cách ngắt nhịp: Nói tiếng Anh nhanh ào ào không làm bạn trở thành một người nói giỏi. Biết khi nào nên dừng lại để người nghe có thời gian suy nghĩ về điều bạn nói, phản ứng lại và dự đoán điều bạn sắp nói. Tưởng tượng bạn là diễn viên trên sân khấu, khoảng dừng lại khiến mọi người chú ý bạn hơn. Một clip hay cho bạn khi muốn cải thiện kỹ năng nói trước đám đông



16. Chunking: nghĩa là nói từ theo từng cụm chứ không phải nói riêng rẽ từng từ. Chúng ta không cần phải nói riêng lẻ từng từ trong một cụm từ. Nhìn vào cụm từ "nice to meet you" đây là một cụm từ ngắn gồm 4 từ. Ta không cần phải thêm "it" và "is" vào đầu cụm từ này
Bạn xem thêm ở clip dưới


17. Tìm hiểu về phát âm trong ngôn ngữ mẹ đẻ: Người Nhật thường khó nhận định và nói âm "r" và "I". Người Tây Ban Nha không phân biệt được âm "b" và "v". Người Đức thường nhầm âm "w" sang âm "v". Tìm những vấn đề bạn gặp phải khi nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai và tập trung cải thiện chúng.

18. Chọn giọng mà bạn thích và bắt chước: Chúng ta thường thích giọng của một nơi bởi tác động của văn hóa nơi đó. Bạn thích văn hóa Mỹ hay Anh? Một số giọng mà bạn có thể tham khảo


19. Chọn một diễn viên, ca sĩ bạn thích: Bạn thích giọng của Obama, Sherlock Homes, Beyond hay Steve Jobs. Nếu bạn muốn giọng giống David Beckham, khuyên bạn nên xem xét lại, trừ khi bạn muốn có giọng giống một cô gái trẻ .

20. Sử dụng gương/tờ giấy để xác định hơi: âm hữu thanh thường có một bật âm ngắn như "p" trong từ "pen", âm vô thanh thì không có như "b" trong "ben". Xem video này để hiểu thêm.

21. Thực hành uốn lưỡi: Đây là list bạn có thể tham khảo.
http://learnenglishkids.britishcouncil.org/en/tongue-twisters
What a terrible tongue twister. What a terrible tongue twister. What a terrible tongue twister.

22. Thực hành đánh vần tên, số, ngày thàng: cái này rất cơ bản nhưng nhiều trường hợp lúng túng quá cũng không nói trôi chảy được
Video thực thành đọc số: https://www.youtube.com/watch?v=r6NNkW1mDQc

23. Ngữ điệu: độ lên xuống của giọng, đây là cái rất phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong tiếng Anh nó diễn tả cảm xúc của người nói.


24. Khẩu hình miệng: là vị trí của răng, lưỡi, môi,...khi phát âm.
Tìm hiểu thêm tại đây.

25. Xem khẩu hình miệng của người bản ngữ: nhớ mở hàm, di chuyển môi, lưỡi khi nói.



26. Nhịp điệu: nhịp điệu của ngôn ngữ dựa trên nhấn âm tiết vì vậy người bản xứ thường rút ngắn các âm tiết để phù hợp với nhịp điệu.


27. Ngắt lời một cách lịch sự: học cách ngắt lời người khác và xen vào khi nói một các lịch sự

http://britishenglishcoach.com/how-to-interrupt-politely-and-not-so-politely-in-english/

28. Nối âm



29. Nói giọng trầm: Nghiên cứu chỉ ra rằng bạn sẽ được chú ý và tạo cảm giác có quyền lực khi bạn nói giọng trầm hơn, đặc biệt là nam giới. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn phải nói trước đám đông. 

30. Nghe và đọc bài thơ (bài rap) để thực hành nhịp điệu
Limerick là một minh chứng của việc nhấn âm là rất quan trọng

31. Câu cảm thán


32. Diễn đạt một ý với nhiều cách: Kỹ năng viết/nói lại một ý tưởng, một quan điểm theo cách khác mà nghĩa không đổi rất quan trọng.
Tìm hiểu thêm: http://www.ihbristol.com/useful-english-expressions/example/paraphrasing/8

33. Rút ngắn từ: sẽ làm cho bài nói của bạn thêm có hiệu quả bởi vì sẽ tiết kiệm thời gian và năng lượng. Nói "should not" hay "shouldn't" dễ hơn?



Theo British English Couch


No comments: