Wednesday, February 22, 2017

[Review] Mua sắm thông minh

Mua sam thong minh - brandwashed
"Khi các công ty bắt đầu tiếp thị tới chúng ta từ trong trứng" - Mua sắm thông minh - Martin Lindstrom
Đã bao giờ bạn vào một trung tâm mua sắm, một cửa hàng và tự nhủ mình sẽ không mua bất cứ thứ gì nhưng khi trở ra lại mang theo một đống đồ lỉnh kỉnh không biết bao giờ mới dùng hết?

Nhiều khi bạn sẽ tự trách bản thân không biết quản lý chi tiêu và thầm nhủ lần sau sẽ tiết kiệm hơn?
Thực tế, đó không phải lỗi hoàn toàn do bạn, trong thế giới bùng nổ tiếp thị và quảng cáo chúng ta khó lòng thoát khỏi các nhãn hiệu. Các công ty và đội ngũ marketing đã dùng rất nhiều thủ thuật tâm lý để lôi kéo sự chú ý và thuyết phục chúng ta mua hàng.
Có người hỏi "Đi đâu để thoát khỏi các nhãn hiệu bây giờ? câu trả lời hợp lý nhất là "Đi ngủ!".
Trong quyển sách "Mua sắm thông minh" của Martin Lindstrom này, ông sẽ vén bức màn bí mật đằng sau những thủ thuật đó. Dù đọc xong quyển sách này không khiến bạn thoát được sự lôi kéo của những nhãn hiệu nhưng sẽ phần nào kiến bạn tự chủ hơn, nhận ra được bạn đang bị lôi kéo như thế nào. Hoặc, nếu bạn là một marketer thì đây là cuốn sách bày các thủ thuật tâm lý hữu ích để bạn thu hút khách hàng.

Review sách "Mua sắm thông minh"

Ebook "Mua sắm thông minh" của Martin Lindstrom nằm ở cuối bài viết

  • Thượng đế nhí, xin mời mua hàng

"Các công ty bắt đầu tiếp thị tới chúng ta tứ trong trứng"
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ấn tượng của chúng ta về nhãn hiệu khi còn nhỏ có thể in đậm tới mức ngay cả khi bị đột quỵ ta vẫn có thể nhớ về nó được. Lợi dụng điều này các công ty, trung tâm mua sắm đồ cho bà bầu thường xuyên mở các bản nhạc và tạo mùi hương dễ chịu, quyến rũ đặc trưng. Khi những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ hay lui tới đây có xu hướng dịu lại khi được bố mẹ dắt tới chơi ở đây. Điều này đúng cả với đồ ăn, thức uống,... khi người mẹ mang thai và sẽ được truyền lại cho đứa trẻ khi ra đời. Khi mang thai, người mẹ ham thích và thường xuyên ăn một thương hiệu đồ ăn nào đó thì đứa trẻ sinh ra cũng thích thương hiệu đó.

  • Rao bán nỗi sợ hãi và sự nghi ngờ

Tìm ra nỗi sợ hãi tiềm ẩn của con người, tiếp tục đào sâu vào nó khiến nỗi sợ phình to ra sau đó bán sản phẩm để giải quyết nỗi sợ hãi đó chính là cách các nhãn hàng đang làm.
Nối sợ hãi về lây lan dịch bệnh, sợ hãi virut, vi khuẩn ở khắp nơi là nối sợ tiềm ẩn, các nhãn hàng nước rửa tay phóng đại mối nguy hiểm đó lên sau đó bán sản phẩm của họ.
Điều này đúng cả cho nỗi sợ hãi "hơi thở, cơ thể có có mùi", "thực phẩm bẩn tràn lan", "mối nguy hiểm khi phụ nữ ở nhà một mình",...
Hãy xác định vấn đề mà người tiêu dùng thậm chí không biết mình có -> làm trầm trọng hóa nó lên -> bán "thuốc giải" -> thu lợi nhuận kếch xù.

  • Tôi không thể từ bỏ bạn

Nỗi sợ hãi bị bỏ rơi lại khi không cập nhật tin tức đủ nhanh khiến chúng ta ôm chiếc smartphone cả ngày. Các nhãn hàng tạo ra chững nghiện mua sắm bằng cách tạo cho sự thèm khát: thèm khát được (nhân viên) đối xử như "thượng đế", thèm khát được trở nên đẹp đẽ, sang trọng,... Nếu bạn vẫn chưa đủ "nghiện" thì các nhãn hàng sẽ bỏ chất gây nghiện vào trong sản phẩm để bạn phải thèm khát nó như trường hợp nước tăng lực Red Bull.

  • Chịu áp lực

Sức mạnh của bạn bè
Những đứa trẻ tuổi teen rất thích được chứng tỏ bản thân, được trở nên khác biệt nhưng chúng lại sợ hãi trở nên "lập dị" khiến bản thân không thể hòa nhập với những đứa trẻ cùng tuổi khác. 
Điều này vẫn tiếp tục xáy ra khi ta lớn lên, ta có xu hướng thích ăn ở quán ăn mà bạn bè đã tới và chụp ảnh khoe lên Facebook. Ta phải đọc những quyển sách mà mọi người đọc nhiều (bestseller), thôi thúc phải nghe bản nhạc đang hot.

  • Ôi, những kỷ niệm ngọt ngào

Món quà vặt ta ăn hồi nhỏ vẫn ngon hơn những món quà vặt bây giờ, bản nhạc ta nghe lúc nhỏ hay hơn nhiều bản nhạc hiện hành, bộ phim ta xem lúc nhỏ cũng có thể hay hơn nhiều bộ phim bom tấn hiện nay,... Các công ty nhận ra rằng khi người tiêu dùng càng có tuổi họ càng khao khát trở về quá khứ. Khi bước vào thời kỳ văn hóa - xã hội bất ổn thì xu hướng marketing "hoài cổ" lại được chào đón nồng nhiệt - "ngày xưa còn tốt hơn bây giờ".

  • Kho vàng của các tiếp thị gia

"Sức mạnh bí ẩn của sự nổi tiếng"
Những nhà tiếp thị lôi cuốn khách hàng bằng những ảo tưởng về con người lý tưởng trong tương lai. Ví dụ: bé gái mơ ước thành công chúa, bé trai muốn trở nên khỏe mạnh và giỏi giang. Khi người nổi tiếng chụp hình hoặc xuất hiện trong đoạn quảng cáo thì doanh thu của sản phẩm đó tăng vọt. Chiến lược tiếp thị khiến khách hàng cảm thấy mình trở thành người nổi tiếng khi sử dụng sản phẩm có thể áp dụng vào những ngành du lịch, ngân hàng,... tất cả các ngành dịch vụ. Và không dừng ở đó, các ngôi sao, người nổi tiếng giờ đây cũng đang tạo thương hiệu cá nhân cho chính bản thân và thu nguồn lợi nhuận cực lớn.
Một nghiên cứu cho thấy, khi một quảng cáo có sự xuất hiện của "chuyên gia" thì phần não bộ liên quan đến chỉ trích và cân nhắc lựa chọn của người xem quảng cáo sẽ không hoặc hoạt động cực kém.

  • Hy vọng trong chiếc bình

"Cái giá của sức khỏe, hạnh phúc và sự khai sáng tâm hồn"
Những nhãn hiệu mạnh nhất Thế Giới đều được xây dựng có nét na ná với một tôn giáo. Thương hiệu đó truyền cho chúng ta niềm tin mạnh mẽ. Ví dụ: Apple truyền cho khách hàng niềm tin vào "sự khác biệt", một vài hãng thực phẩm truyền niềm tin và hy vọng vào khách hàng sự "thanh khiết", "thiên nhiên"và nhiều hiệu quả thần thánh khác đối với sức khỏe.

  • Họ sẽ theo dõi bạn trong từng hơi thở

"Kết thúc sự riêng tư"
Thẻ khách hàng, thẻ VIP,... khiến khách hàng có thể mua rẻ đi vài đồng nhưng mang lại hiệu quả tiếp thị cho công ty cực lớn. Chỉ cần theo dõi vào lịch sử mua sắm của thẻ khách hàng công ty có thể biết khi nào nhà bạn hết bột giặt, hết kem đánh răng, hết nước rửa tay,... và những sản này sẽ tình cờ một cách cố ý xuất hiện vào đúng thời điểm bạn cần chúng nhất. Chào mừng đến với ngành khai thác dữ liệu! - đoán trước thứ mà khách hàng sắp mua. Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất Thế Giới cũng là ngân hàng dữ liệu về giao dịch mua hàng lớn nhất toàn cầu, vì vậy họ luôn dự đoán được nên bán cái gì? số lượng bao nhiêu? cho đối tượng nào? một cách chính xác.

Ebook "Mua sắm thông minh" bản tiếng Anh

No comments: